BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN
BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN
Để
bảo đảm tổ máy phát điện hoạt động ổn định, đạt đủ công suất cũng như
giúp tổ máy bền bỉ. Thì công tác bảo trì bảo dưỡng máy phát điện là
không thể thiếu. Việc bảo trì Máy phát điện hợp
lý và đúng cách sẽ kéo dài tuổi thọ của động cơ, giảm thiểu những hư
hỏng không đáng có, duy trì ổn định mức tải của tổ máy. Góp phần ổn định
nguồn điện dự phòng cho doanh nghiệp tránh tình trạng máy phát điện
gặp sự cố khi mất điện đột xuất.
Với thế mạnh hoạt động lâu năm
và chuyên nghiệp, Hoàng Hà luôn tự hào là công ty hàng đầu trong các
công tác bảo trì – bảo dưỡng và sửa chữa máy phát điện tại Việt Nam. Chúng tôi chuyên nhận Bảo trì bảo dưỡng máy phát điện với chất lượng dịch vụ tốt nhất, mức giá ưu đãi, cạnh tranh, giảm thiểu tối đa chi phí cho Quý doanh nghiệp.
QUY TRÌNH BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN
Phần thứ I: Kiểm tra động cơ gồm các phần như sau:
1. Phần làm mát và giải nhiệt của động cơ
2. Hệ thống két nước, ống dẫn nước, van lọc chống rỉ, bộ tản nhiệt, van xả nước, quạt gió, bơm đảo đối lưu.
3. Hệ thống áp lực nhớt, ống dẫn áp lực, lọc nhớt, xả nhớt và làm vệ
sinh những chất dơ bẩn bị đóng trong thời gian máy hoạt động.
4. Hệ thống áp lực dầu, ống áp lực dẫn dầu, van xả dầu dơ bẩn, bơm tạo áp suất, bơm cao áp, bộ lọc dầu.
5. Hệ thống lọc khí động cơ, rotor turbo.
6. Hệ thống soupape, độ hở van động cơ.
7. Kiểm tra độ hao mòn, độ rơ (bạc đạn, bạc dầu và các phần cơ khí khác).
8. Hệ thống phun dầu của động cơ.
9. Dây courroie quạt, dây cuorroie máy phát điện sạc (DC), demarreur, poulie.
10. Kiểm tra độ bôi trơn, độ rơ của bạc đạn, bộn giảm chấn (bạc đạn có
thiếu dầu bôi trơn, cao su giảm chấn có bị chai cứng hoặc không còn độ
giảm rung trên chân máy.
11. Kiểm tra cốc lắng cặn và tách nước giải nhiệt, bình làm mát hồi lưu.
12. Kiểm tra toàn bộ bulon đai ốc có bị nới lỏng không.
Phần thứ II: Hệ thống máy phát điện xoay chiều (AC), máy phát điện (DC) gồm các hệ thống sau:
1. Kiểm tra rotor, stator máy phát điện xoay chiều.
2. Đo cách diện, cảm ứng từ trường, chổi than (nếu có ).
3. Hệ thống dây dẫn, công suất tổn hao trên đường dây, công suất hiện tại máy có thể đưa vào cho phụ tải sử dụng.
4. Hệ số kích từ của bộ AVR.
5. Hệ thống mạch điều khiển.
6. Hệ thống bảo vệ (AC,DC)
7. Điều chỉnh hệ thống chỉ thị, kiểm soát, công tắc khởi động, tắt máy, công tắc chuyển mạch Ampe, Volt.
8. Mức độ nạp điện của bình accu và độ điện phân.
9. Kiểm tra độ rơ của bạc đạn.
10. Kiểm tra hệ số chỉ định của đồng hồ Volt, Ampe, tần số, dầu, nhớt, nước, giờ, đo tốc độ.
11. Kiểm tra đèn báo áp lực nhớt, nhiệt độ nước, sạc bình, núm chỉnh điện thế, đèn báo sưởi.
12. Đo các rờ - le ngắt rò rỉ, công tắc khởi, tắt máy.
13. Kiểm tra độ lệch giữa các pha.
PHỤ TÙNG THAY THẾ CHẾ ĐỘ B
- Lọc gió máy phát điện
Lọc gió nên được thay thế sau 250 - 500 giờ máy chạy hoặc sau 1-3 năm sử dụng ở chế độ dự phòng. Tùy thực tế điều kiện làm việc
- Lọc nhiên liệu máy phát điện
Lọc nhiên liệu có lọc thô và lọc tinh. cần được thay mới sau 250 giờ máy chạy hoặc 12 tháng hoạt động ở chế độ dự phòng tùy theo điều kiện nào đến trước.
- Lọc dầu nhớt máy phát điện
Lọc dầu máy phát điện cần được thay mới sau 250 giờ máy chạy hoặc 12 tháng hoạt động ở chế độ dự phòng tùy theo điều kiện nào đến trước.
- Lọc nước máy phát điện
Lọc nước làm mát máy phát điện cần được thay mới sau 250 giờ máy chạy hoặc 12 tháng hoạt động ở chế độ dự phòng tùy theo điều kiện nào đến trước.
- Dầu nhớt máy phát điện
Đối với máy phát điện chạy dầu Diesel loại dầu nhớt sử dụng phù hợp là 15W40. Tùy thực tế từng máy để dựng phẩm cấp sao cho phù hợp. Dầu nhớt cần được thay định kỳ sau 250 giờ máy chạy hoặc 12 tháng sử dụng ở chế độ dự phòng.
- Nước làm mát chống đông cặn máy phát điện
Cần được thay mới sau 12 tháng sử dụng ở chế độ dự phòng hoặc 250 giờ máy chạy tùy theo điều kiện nào đến trước.
Điều kiện bảo dưỡng máy phát điện
1. Sau khi kiểm tra tổng thể tổ máy phát điện, chuyên viên sẽ cân chỉnh
theo tiêu chuẩn (máy hoạt động từ 90% đến 100% công suất máy).
2. Trong quá trình kiểm tra các thiết bị vật tư hư hỏng hoặc quá hạn sử
dụng, nhân viên bảo dưỡng sẽ kê khai các thông số của các thiết bị cần
phục hồi hoặc cần thay thế báo cáo lại cho Quý Cơ quan. Những thiết bị
còn có thể sử dụng được chúng tôi cố gắng cân chỉnh lại để Quý Cơ quan
giảm bớt chi phí.
3. Các phụ tùng thay thế bao gồm lọc dầu, lọc nhớt, lọc gió, nước làm mát, dầu bôi trơn.
4. Chế độ thay thế căn cứ vào số giờ hoạt động của máy hoặc thời gian
máy ở chế độ dự phòng. Đối với lọc dầu, lọc nhớt, lọc gió từ 250 giờ máy
chạy hoặc 12 tháng ở chế độ dự phòng.
5. Đối với dây cua-roa căn cứ
vào độ co giãn, nước giải nhiệt căn cứ vào thời gian hoạt động của máy
(khoảng 250 giờ máy chạy hoặc 12 tháng ở chế độ dự phòng).
Thời gian bảo dưỡng
1. Hoàn tất công việc bảo dưỡng thời gian từ 5 đến 10 ngày sau khi ký Hợp đồng.
2. Thời gian bảo hành cho một lần bảo dưỡng là 03 tháng kể từ ngày ký
biên bản nghiệm thu. Trong thời gian bảo hành Công ty chúng tôi có trách
nhiệm ứng cứu kịp thời khi có xảy ra sự cố kỹ thuật về máy nổ mà Quý
Công ty không khắc phục sửa chữa được, chi phí cho việc ứng cứu gồm: vật
tư, linh kiện thiết bị thay thế Quý công ty sẽ thanh toán cho Công ty
chúng tôi nếu có.
Thời gian bảo hành phụ tùng thay thế
Phụ tùng thay thế được bảo hành 06 tháng (sáu tháng) hoặc 200 giờ máy
chạy (phụ tùng do Công ty chúng tôi cung cấp), tùy theo điều kiện nào
đến trước
* Công ty chúng tôi chịu trách nhiệm bảo hành nếu các phụ tùng thay thế trên không đúng tiêu chuẩn.
* Công ty chúng tôi không chịu trách nhiệm hư hỏng do tai nạn. Sử dụng
không đúng theo hướng dẫn của chuyên viên kỹ thuật hoặc hao mòn tự nhiên
trong khi vận hành.
(Bản quyền thuộc công ty cổ phần máy và thiết bị công nghiệp Hoàng Hà)
CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HOÀNG HÀ
Tel: 024 668 00 666
Phone & Zalo: 0977 491 562 - Ms. Lâm
Email: mayphatdienhoangha@gmail.com
Sky: lenamdna68
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét